1. Lịch sử thành lập
Khoa Kỹ thuật – Công nghệ được thành lập cùng lúc Quyết định thành lập Trường Đại học Phú Yên từ sự nâng cấp và sát nhập 2 Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Phú Yên và Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Phú Yên vào năm 2007. Tiền thân của Khoa Kỹ thuật – Công nghệ là khoa Công nghệ thông tin của trường CĐSP Phú Yên thành lập năm 2003 và một số bộ môn kỹ thuật, điện, điện tử các Khoa khác của trường CĐSP Phú Yên. Hiện tại, khoa đào tạo các ngành học sau: Cử nhân Công nghệ thông tin và Sư phạm tin học, trình độ đại học.
Khoa Kỹ thuật - Công nghệ hiện là đơn vị chuyên môn đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ, đánh giá, khai thác, sử dụng nhân lực về kỹ thuật và công nghệ cho sự phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh Phú Yên nói riêng, khu vực nam Trung bộ - Tây nguyên và cả nước nói chung.
2. Chức năng
Khoa là đơn vị chuyên môn thuộc Trường, có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, định hướng phát triển các ngành, chuyên ngành đào tạo và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực được phân công.
3. Nhiệm vụ
a) Quản lý CBVC, người lao động khác và người học thuộc khoa.
b) Xây dựng kế hoạch phát triển khoa về quy mô đào tạo, bồi dưỡng giảng viên theo hướng phát triển chung của Nhà trường.
c) Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức thực hiện quá trình đào tạo các ngành học, các lớp do khoa quản lí.
d) Tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ; phối hợp với Phòng Quản lí khoa học và Hợp tác quốc tế khai thác các dự án hợp tác quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.
đ) Đề xuất việc tuyển dụng giảng viên các bộ môn do khoa quản lí, lập kế hoạch mời thỉnh giảng, hợp đồng vụ việc trên cơ sở kế hoạch đào tạo của khoa và của Trường.
e) Quản lí chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học của khoa. Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình các học phần do khoa phụ trách; tổ chức nghiên cứu, cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập. Xây dựng các bộ môn vững mạnh về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu phát triển của Nhà trường và của xã hội; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBVC thuộc khoa.
g) Phối hợp với Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng xây dựng ngân hàng đề thi cho từng học phần, cải tiến, phát triển các hình thức thi và đánh giá phù hợp với yêu cầu của các ngành, các hệ đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo.
h) Xây dựng kế hoạch giảng dạy và phối hợp với Phòng Đào tạo trong việc xây dựng thời khóa biểu; tổ chức và thực hiện việc kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của người học.
i) Hướng dẫn người học thực tập tốt nghiệp, thực hành nghề; quản lí và đánh giá các đề tài, đồ án môn học, khóa luận của người học; phối hợp với Phòng Đào tạo, Phòng Quản lí khoa học và Hợp tác quốc tế trong quá trình tổ chức, đánh giá đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp cho người học.
k) Chủ động sử dụng đúng mục đích, hợp lí và hiệu quả kinh phí được Hiệu trưởng phê duyệt hàng năm theo quy định. Quản lí việc sử dụng tài sản, thiết bị, cơ sở vật chất Trường giao; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy – học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học.
l) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và các hoạt động văn – thể - mĩ, xã hội cho đội ngũ CBVC và người học thuộc khoa.
m) Phối hợp với Phòng Đào tạo, Phòng Khảo thí và Bảo đảm chất lượng xây dựng và đánh giá các chương trình đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra cho tất cả các chương trình đào tạo của khoa theo kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt. Chủ động phối hợp với các đơn vị trong việc phát triển chương trình đào tạo để xin mở mã ngành đào tạo khi hội đủ điều kiện, phát triển đa dạng ngành, nghề đào tạo thuộc khoa.
n) Tổ chức đánh giá CBVC và người lao động khác trong khoa và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong Trường theo quy định của Nhà trường.
o) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
4. Cơ cấu tổ chức, nhân sự
Về tổ chức, Khoa hiện có trên 11 CBGV; 03 Tổ Bộ môn:
Bộ môn Khoa học máy tính: Ths Trần Minh Cảnh - Trưởng bộ môn.
Bộ môn Mạng máy tính và truyền thông: Ths Trần Xuân Hiệp - Trưởng bộ môn.
Bộ môn Kỹ thuật điện – Điện tử: Ths Trịnh Minh Thiên – Trưởng bộ môn.
Danh sách đội ngũ giảng viên cơ hữu của Khoa
TT
|
HỌ VÀ TÊN
|
NHIỆM VỤ
|
NƠI CÔNG TÁC HIỆN TẠI
|
EMAIL |
1
|
Ths Trần Xuân Hiệp
|
P. Trưởng khoa
|
Khoa KT-CN
|
hieptranxuan@pyu.edu.vn |
2
|
Ths Trần Minh Cảnh
|
Trưởng Bộ môn Khoa học máy tính
|
Khoa KT-CN
|
tranminhcanh@pyu.edu.vn |
3
|
TS Võ Thị Hồng Loan
|
Giảng viên
|
Khoa KT-CN
|
loanvo@pyu.edu.vn |
4
|
TS Lê Thị Kim Loan
|
Giảng viên
|
Khoa KT-CN
|
lekimloan@pyu.edu.vn |
5
|
Ths Lê Thị Kim Anh
|
Giảng viên
|
Khoa KT-CN
|
lethikimanh@pyu.edu.vn |
6
|
Ths Phan Thị Thanh Thủy
|
Giảng viên
|
Khoa KT-CN
|
phanthithanhthuy@pyu.edu.vn |
7
|
Ths Trần Trọng Bắc
|
Giảng viên
|
Khoa KT-CN
|
trantrongbac@pyu.edu.vn |
8
|
Ths Lê Thị Thu Oanh
|
Giảng viên
|
Khoa KT-CN
|
lethithuoanh@pyu.edu.vn |
9
|
Ths Nguyễn Quốc Dũng
|
Giảng viên
|
Khoa KT-CN
|
nguyenquocdung@pyu.edu.vn |
10
|
Ths Hồ Thị Duyên
|
Giảng viên
|
Khoa KT-CN
|
hothiduyen@pyu.edu.vn |
11
|
Ths Nguyễn Minh Thức
|
Giảng viên
Giáo vụ khoa
|
Khoa KT-CN
|
nguyenminhthuc@pyu.edu.vn |
Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu, Khoa chủ động đề xuất với Nhà trường liên kết với Khoa Công nghệ thông tin thuộc Đại học Khoa học Huế, Viện Công nghệ thông tin Việt Nam, Đại học Nha Trang, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở Thông tin và Truyền thông Phú Yên mời đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học, giáo sư, tiến sỹ có uy tín thường trực giảng dạy tại Khoa trong các chương trình đào tạo.
Danh sách giảng viên thường trực tham gia giảng dạy tại Khoa
TT
|
HỌ VÀ TÊN
|
ĐƠN VỊ
|
1
|
PGS.TSKH Nguyễn Xuân Huy
|
Viện Công nghệ thông tin Việt Nam
|
2
|
PGS.TSKH Trần Quốc Chiến
|
Trường ĐHSP – Đại học Đà Nẵng
|
3
|
PGS.TS Đoàn Văn Ban
|
Viện Công nghệ thông tin Việt Nam
|
4
|
PGS.TS Nguyễn Mậu Hân
|
Đại học Khoa học – Đại học Huế
|
5
|
PGS.TS Hoàng Thị Lan Giao
|
Đại học Khoa học – Đại học Huế
|
6
|
TS Đỗ Như An
|
Trường Đại học Nha Trang
|
7
|
TS Nguyễn Chí Sỹ
|
Sở TT&TT Phú Yên
|
8
|
Ths Lê An Pha
|
Sở giáo dục Phú Yên
|
5. Thành tích trong thời gian qua và định hướng phát triển
Trong thời gia qua, Khoa đã đào tạo được : trình độ trung cấp, kỹ thuật viên tin học: 174; cao đẳng tin học: 146; cao đẳng sư phạm tin học: 99; cao đẳng công nghệ kỹ thuật điện – điện tử: 7; Đại học công nghệ thông tin: 596; Đại học sư phạm tin học: 145; Đại học sư phạm tin học hệ liên thông 56; Đại học công nghệ thông tin, sư phạm tin học liên kết (mở tại CĐSP ĐăkLăk): 73
Cùng với nhiệm vụ đào tạo, khoa luôn quan tâm đến việc triển khai nghiên cứu khoa học trong cán bộ, giảng viên và học sinh sinh viên. Có rất nhiều đề tài của giảng viên, sinh viên được triển khai ứng dụng có hiệu quả.
Như vậy, bước đầu khoa Kỹ thuật – Công nghệ Trường Đại học Phú Yên đã khẳng định được sự hiệu quả của công tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) cho tỉnh Phú Yên nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung. Từ đó khẳng định được vị trí của mình trong các trường đại học của cả nước.
Theo dự báo, nhu cầu nhân lực CNTT Việt Nam hiện đang vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống đào tạo, mặc dù chỉ tiêu và kế hoạch tuyển sinh cho ngành này đã tăng mạnh thời gian qua. Bên cạnh đó việc triển khai các cơ chế, chính sách trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT cũng chưa theo kịp với yêu cầu thực tiễn phát triển xã hội và địa phương như: chuẩn nghề nghiệp CNTT; chuẩn chương trình đào tạo CNTT; về đánh giá hệ thống văn bằng, chứng chỉ trong lĩnh vực CNTT; công tác xã hội hóa đào tạo CNTT cũng chưa thực sự hiệu quả.
Với nhiệm vụ được giao, khoa Kỹ thuật - Công nghệ Trường Đại học Phú Yên không thể nào khác là phải tự đổi mới, phát triển để đào tạo nguồn nhân lực về khoa học và công nghệ đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên nói riêng, khu vực Trung bộ - Tây Nguyên và cả nước nói chung.
Để hoàn thành nhiệm vụ, cần thiết phải tiến hành định hướng phát triển khoa Kỹ thuật – Công nghệ một cách toàn diện, khoa học, khả thi và tiến tới hội nhập với các mục tiêu cơ bản:
+ Đổi mới cơ bản và toàn diện đảm bảo mang lại cho cán bộ và giảng viên trong Khoa một môi trường thuận lợi, có thể phát huy toàn bộ năng lực và trí tuệ của mình cho sự nghiệp đào tạo và phát triển.
+ Tạo cho sinh viên môi trường học tập và nghiên cứu hiện đại, không ngừng nâng cao chất lượng với những kiến thức tiên tiến, các kỹ năng cần thiết để tiến thân, lập nghiệp.
+ Phấn đấu trở thành một khoa đào tạo có chất lượng. Tạo dựng được danh hiệu “Sinh viên Khoa Kỹ thuật Công nghệ - Đại học Phú Yên” có uy tín, hợp tác bình đẳng với các trường trong nước và khu vực, chủ động hội nhập.